Những vật liệu xây dựng hứa hẹn “thay thế” bê tông
Bê tông là một trong những loại vật liệu quan trọng và phổ biến trong ngành xây dựng. Từ trước đến nay, bê tông luôn chiếm ưu thế hàng đầu khi thi công các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, với kiến trúc xanh, bê tông lại không phải là loại vật liệu hàng đầu mà còn có thể bị thay thế bởi những loại vật liệu xây dựng được nhắc tới dưới đây.
Vật liệu xanh lên ngôi như một lẽ tất yếu để góp phần tạo ra môi trường xanh. Những nguyên liệu, vật liệu quen thuộc với cuộc sống của chúng ta trước đây lại trở nên “thân thiện” hơn bao giờ hết. Không những thế, tính ứng dụng của chúng lại rất cao nên hoàn toàn có thể hứa hẹn “thay thế” bê tông trong xây dựng.
Kiện rơm
Rơm là thứ không còn xa lạ gì với những người dân ở nông thôn. Trước đây, chúng ta thường dùng rơm để lợp mái nhà nhưng do tuổi thọ không cao nên ngói đã được thay thế.
Trong kiến trúc xanh, rơm không phải được dùng để làm mái che mà được sử dụng để tạo nên những bức tường. Các kiện rơm được xếp trong các khung kim loại. Vật liệu này có thể thay thế bê tông, gỗ,thạch cao, sợi thủy tinh hay đá.
Khi thiết kế phòng hát karaoke hiện đại, kiện rơm đang được ứng dụng. Vừa để thân thiện với môi trường vừa để cách âm tốt hơn. Kiện rơm hoàn toàn có thể thay thế các vật liệu được sử dụng để làm hệ thống tiêu âm của phòng hát. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh karaoke thì đây chính là một gợi ý.
Dùng kiện rơm để làm hệ thống tiêu âm không chỉ nhằm phục vụ mục đích kinh doanh mà còn có thể gây được ấn tượng với khách hàng. Ngoài việc ấn tượng với dàn karaoke kinh doanh, khách hàng sẽ có thêm ấn tượng về những phòng hát thân thiện với môi trường.
Bê tông thực vật
Phương pháp đổ bê tông cho mặt sàn, lối đi, vỉa hè, đường cho ô tô, cho phép cỏ hay thực vật phát triển trên bề mặt. Phương pháp này cung cấp lợi ích trong việc giảm sử dụng bê tông, cải thiện khả năng hấp thụ nước và thoát nước.
Dễ hiểu hơn, thay vì đổ bê tông toàn bộ lên bề mặt công trình, chúng ta tạo ra những khoảng trống mà thực vật có khả năng sinh trưởng và phát triển được. Đây cũng sẽ là những yếu tố tạo nên sự đặc biệt của những công trình kiến trúc.
Đất nện
Đất nện đã được sử dụng trong xây dựng trong hàng ngàn năm qua và sẽ được tiếp tục sử dụng lâu dài. Trước đây, đất nện được sử dụng trong xây dựng bằng cách dùng các thanh cốt thép hoặc tre. Hiện nay, các kiến trúc sư cùng dùng đất nện nhưng dùng theo phương pháp hiện đại, an toàn hơn.
Hempcrete
Hempcrete là một loại vật liệu xây dựng nhẹ, có hình dạng như một khối than, được chế tạo bằng cách trộn sợi gai dầu vào vôi. Mặc dù vật liệu này có cấu trúc thiếu ổn định nhưng lại cung cấp khả năng linh hoạt và cách nhiệt tự nhiên. Vật liệu siêu nhẹ này có thể giúp giảm đáng kể năng lượng vận chuyển.
Tre
Từ trước tới nay, tre luôn là một loại vật liệu xây dựng đầy hứa hẹn cho các công trình hiện đại. Tính ứng dụng của tre rất cao. Không những thế, nó còn là sự kết hợp của độ bền và trọng lượng nhẹ. Tre hoàn toàn có thể thay thế cho bê tông cốt thép mà vẫn đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình. Ở những nơi giao thông khó khăn, cần tái thiết sau thảm họa thì tre là giải pháp tuyệt vời.
Nhựa tái chế
Nhựa tái chế đang là lựa chọn của rất nhiều nhà nghiên cứu nhằm tạo ra bê tông “thân thiện” với môi trường hơn. Việc sử dụng nhựa tái chế làm nguyên liệu chế tạo ra bê tông có rất nhiều lợi ích. Tiêu biểu nhất là giảm lượng phát thải khí nhà kính, đồng thời cung cấp ứng dụng mới cho xử lý chất thải gây nguy hại đến môi trường. Một lượng nựa và rác rất lớn sẽ được tận dụng để tạo ra vật liệu xây dựng.
Gỗ
Dù xã hội có hiện đại đến đâu thì gỗ vẫn là một loại vật liệu không bao giờ “lỗi mốt”. Biết cách tận dụng những ưu điểm của gỗ, bạn sẽ tạo ra những công trình vừa độc đáo vừa có tính “xanh” rất cao. Ngoài ra, gỗ không chỉ có khả năng hấp thụ CO2 mà gỗ còn không đòi hỏi các phương pháp tiêu tốn năng lượng để xử lý.
Trên đây là những vật liệu xây dựng hứa hẹn sẽ thay thế “bê tông” ở hiện tại và tương lai. Cho dù ưu thế chưa mạnh mẽ và lan rộng ở khắp các vùng miền cũng như tất cả các công trình nhưng sớm muộn cũng sẽ xảy ra.
>>> Xem thêm: Kiến trúc xanh – kết nối truyền thống và hiện đại
All Comments
Write a Comment