Những yếu tố quyết định một nhà thiết kế giỏi

Thiết kế là một trong những ngành đang hot nhất hiện nay. Không chỉ có nhiều người làm mà cơ hội việc làm và phát triển bản thân cũng rất lớn. Đây là lý do quan trọng nhất khiến nhiều bạn trẻ lựa chọn thiết kế là con đường đi cho mình. Nhưng trước khi lựa chọn thiết kế là đam mê để theo đuổi, bạn đã biết những yếu tố quyết định một nhà thiết kế giỏi chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cái “tôi” cá nhân

Để trở thành một nhà thiết kế giỏi, bạn cần phải khẳng định được cái tôi của mình và thể hiện nó đúng lúc, đúng chỗ. Đặc thù của thiết kế là sự sáng tạo. Đôi khi, việc chơi “ngông” một chút sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ. Tuy nhiên, ngoài những tác dụng tốt thì cái tôi cá nhân đôi khi khiến cho bạn gặp phải một số trở ngại.

Điều mà các doanh nghiệp cần là những sản phẩm phù hợp với yêu cầu, văn hóa của công ty, cũng thu hút thị hiếu của khách hàng. Nhưng nhiều bạn lại để cái tôi hay cái gu thẩm mỹ của mình vào sản phẩm mà không để ý đến việc mình đang thiết kế cho ai, cho đối tượng nào. Để thành công trong môi trường doanh nghiệp,  bạn nên biết dung hòa giữa tác phẩm nghệ thuật và yêu cầu thực tế của khách hàng

Chưa có phong cách riêng

Nhiều người vẫn hình dung thiết kế là nghề thời thượng có mức thu nhập cao, công việc sáng tạo. Quả thật, cũng có nhiều designer tài năng được săn đón và trọng dụng. Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào và bất cứ họa sĩ số hóa nào cũng thành công. Nhu cầu nhân lực của ngành đồ họa trong nước rất lớn nhưng tính chuyên nghiệp thì vẫn là một câu chuyện dài.

So với Trung Quốc, Nhật Bản hay một số quốc gia khác thì bản sắc trong những tác phẩm của họ được thể hiện rất rõ ràng và tiêu biểu chứ không mang tính lắp ghép hay áp dụng công nghệ “copy – paste” (sao chép) như Việt Nam.

Tâm lý chung người ngành thiết kế đều muốn mình sẽ tạo được sản phẩm độc đáo, tính thẩm mỹ cao… Tuy nhiên trên thực tế, khi đi làm lại bị gò bó bởi ý tưởng và yêu cầu của khách hàng nên dần cảm thấy chán, chai lỳ sức sáng tạo. Đây là vấn đề và cũng là mâu thuẫn mà nhiều chuyên gia thiết kế gặp phải.

Không phải lúc nào trong đầu cũng đầy ắp ý tưởng sáng tạo. Hoặc khi có ý tưởng sáng tạo thì khách hàng lại không hiểu hoặc không hài lòng. Nhiều khi khái niệm “đẹp, sáng tạo” giữa khách hàng và chuyên gia thiết kế “vênh” nhau và thường khách hàng là người quyết định.

Tuy nhiên, mọi thứ đều có thể dung hòa được nếu như bạn có cố gắng và có niềm tin vào bản thân.

Muốn thành designer giỏi – phải làm gì?

Frances Elkins – nhà thiết kế nội thất nổi tiếng

Thành thạo các phần mềm, công cụ chuyên ngành:

Muốn theo đuổi ngành thiết kế, các nhà thiết kế bắt buộc phải am hiểu các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp như Corel Draw, Photoshop, Illustrator, QuarkXpress, MacroMedia Flash, Ulead Studio… Ngoài ra, trong một số trường hợp cũng cần trang bị thêm các chương trình, ngôn ngữ trong thiết kế web như: htm, html, xlm, css, FontPage, Dreamwaver… Bên cạnh các công cụ phần mềm trên, hiểu biết về quy trình sản xuất (chế bản và in ấn, trailer, TVC…) là một lợi thế. Đây là những kiến thức chuyên ngành mà designer nào cũng cần và nên trang bị cho mình.

Ý tưởng sáng tạo có thể chiếm tới 60% thành công của tác phẩm. 40% còn lại ở kỹ năng, năng lực sử dụng và kết hợp các công cụ, phần mềm khác nhau.

Có kiến thức thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu

Các doanh nghiệp rất quan tâm đến phát triển thương hiệu. Các công ty có xu hướng sử dụng các bộ nhận diện thương hiệu riêng. Người góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nên cái riêng để công chúng nhận diện thương hiệu của một công ty chẳng ai khác chính là các chuyên viên thiết kế. Kiến thức về thương hiệu, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là một lợi thế để designer trở thành đối tượng được “săn đón” của nhà tuyển dụng.

Năng khiếu, sáng tạo và không ngừng học hỏi

Đây là điều không thể thiếu của designer chuyên nghiệp. Phần mềm có thể học nhưng khả năng hội họa thì khó học và vận dụng. Năng khiếu đóng vai trò quan trọng. Đó chính là sự nhạy cảm với màu sắc, đường nét, hình khối, tư duy biểu tượng, giàu cảm xúc, có vốn hiểu biết về văn hóa… Bạn còn phải là người luôn sáng tạo, luôn đi tìm sự mới mẻ, không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức/xu hướng mới/phong cách mới… Có vậy, tác phẩm của bạn làm ra mới hấp dẫn được nhiều người.

Năng lực làm việc độc lập và theo nhóm

Designer thường làm việc độc lập. Công ty nhỏ có thể chỉ cần một designer. Các công ty lớn hoặc trong nhiều dự án có thể có nhóm thiết kế và bạn sẽ phải làm việc với nhiều người khác cũng như các bộ phận có liên quan như người viết ý tưởng (copywriter), bộ phận quảng cáo, bộ phận marketing, nhà in…

Đây chính là những yếu tố quyết định một nhà thiết kế giỏi. Nếu bạn đã có đầy đủ những yếu tố trên thì hoàn toàn chẳng có gì phải bàn. Nhưng nếu bạn chưa có thì đây chính là những cơ sở để bạn phấn đấu.

Xem thêm: http://hautegreen.com/cach-giam-ap-luc-tinh-hieu-qua-nhat/

SUSTAINABILITY CRITERIA

HauteGREEN will present a curated collection of the best in sustainable contemporary design.  When making their selections, the curators will consider the sustainability and the aesthetics of each submission.  While what constitutes the contemporary aesthetic is a subjective criterion relative to each curator’s preference, the sustainability of each submission will be considered based on the following guidelines:

SUSTAINABILITY:

Submissions must address one or more of the following.

Materials:

Recycled/able.  The product makes use of recycled or repurposed materials, it itself readily recyclable,

or both.

Renewable.  The product makes use of organic materials that can be regrown, is readily biodegradable,

or both.

Substitute Materials.  The product is less damaging as a result of toxic materials or components being replaced with safer ones.

Stewardship Sourcing.  The product makes use of raw materials from fairly-traded sources or low impact sources such as FSC-approved forests.

Manufacture:

Alternative Energy in Manufacture.  The product is manufactured using a renewable energy source.

Efficiency in Manufacture.  The product’s manufacturing process is efficient in its use of energy, water, and materials.

Transport:

Efficiency in Transport. The product is designed to optimize space and decrease energy use in transport.

Locality. The product is produced locally and uses only local materials.

Use:

Utility. The product is more efficient by providing greater utility for the user, such as multifunction products or rented products.

Durability. The product becomes more efficient in materials usage as it has a longer functional lifespan.

Efficiency. The product is more efficient in its use of energy, water and materials.

Alternative Energy in Use. The product uses renewable energy to function.

Disposal:

Dissassembly. The product is designed to be easy to disassemble for repurposing, composting, and/or recycling.

Other:

Communication. The product communicates information that leads to a better environmental performance, usually by changing the behavior of users.

Social Improvement. The product is designed and/or manufactured by people that take social profit from the work and/or money created.

Write In.  If you believe your product is sustainable in a way that is not described above, please describe it to us in the submissions form.