Những vật liệu xây dựng hứa hẹn “thay thế” bê tông

Bê tông là một trong những loại vật liệu quan trọng và phổ biến trong ngành xây dựng. Từ trước đến nay, bê tông luôn chiếm ưu thế hàng đầu khi thi công các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, với kiến trúc xanh, bê tông lại không phải là loại vật liệu hàng đầu mà còn có thể bị thay thế bởi những loại vật liệu xây dựng được nhắc tới dưới đây.

Vật liệu xanh lên ngôi như một lẽ tất yếu để góp phần tạo ra môi trường xanh. Những nguyên liệu, vật liệu quen thuộc với cuộc sống của chúng ta trước đây lại trở nên “thân thiện” hơn bao giờ hết. Không những thế, tính ứng dụng của chúng lại rất cao nên hoàn toàn có thể hứa hẹn “thay thế” bê tông trong xây dựng.

Kiện rơm

Rơm là thứ không còn xa lạ gì với những người dân ở nông thôn. Trước đây, chúng ta thường dùng rơm để lợp mái nhà nhưng do tuổi thọ không cao nên ngói đã được thay thế.

Trong kiến trúc xanh, rơm không phải được dùng để làm mái che mà được sử dụng để tạo nên những bức tường. Các kiện rơm được xếp trong các khung kim loại. Vật liệu này có thể thay thế bê tông, gỗ,thạch cao, sợi thủy tinh hay đá.

Khi thiết kế phòng hát karaoke hiện đại, kiện rơm đang được ứng dụng. Vừa để thân thiện với môi trường vừa để cách âm tốt hơn. Kiện rơm hoàn toàn có thể thay thế các vật liệu được sử dụng để làm hệ thống tiêu âm của phòng hát. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh karaoke thì đây chính là một gợi ý.

Dùng kiện rơm để làm hệ thống tiêu âm không chỉ nhằm phục vụ mục đích kinh doanh mà còn có thể gây được ấn tượng với khách hàng. Ngoài việc ấn tượng với dàn karaoke kinh doanh, khách hàng sẽ có thêm ấn tượng về những phòng hát thân thiện với môi trường.

Bê tông thực vật

Phương pháp đổ bê tông cho mặt sàn, lối đi, vỉa hè, đường cho ô tô, cho phép cỏ hay thực vật phát triển trên bề mặt. Phương pháp này cung cấp lợi ích trong việc giảm sử dụng bê tông, cải thiện khả năng hấp thụ nước và thoát nước.

Dễ hiểu hơn, thay vì đổ bê tông toàn bộ lên bề mặt công trình, chúng ta tạo ra những khoảng trống mà thực vật có khả năng sinh trưởng và phát triển được. Đây cũng sẽ là những yếu tố tạo nên sự đặc biệt của những công trình kiến trúc.

Đất nện

Đất nện đã được sử dụng trong xây dựng trong hàng ngàn năm qua và sẽ được tiếp tục sử dụng lâu dài. Trước đây, đất nện được sử dụng trong xây dựng bằng cách dùng các thanh cốt thép hoặc tre. Hiện nay, các kiến trúc sư cùng dùng đất nện nhưng dùng theo phương pháp hiện đại, an toàn hơn.

Hempcrete

Hempcrete là một loại vật liệu xây dựng nhẹ, có hình dạng như một khối than, được chế tạo bằng cách trộn sợi gai dầu vào vôi. Mặc dù vật liệu này có cấu trúc thiếu ổn định nhưng lại cung cấp khả năng linh hoạt và cách nhiệt tự nhiên. Vật liệu siêu nhẹ này có thể giúp giảm đáng kể năng lượng vận chuyển.

Tre

Từ trước tới nay, tre luôn là một loại vật liệu xây dựng đầy hứa hẹn cho các công trình hiện đại. Tính ứng dụng của tre rất cao. Không những thế, nó còn là sự kết hợp của độ bền và trọng lượng nhẹ. Tre hoàn toàn có thể thay thế cho bê tông cốt thép mà vẫn đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình. Ở những nơi giao thông khó khăn, cần tái thiết sau thảm họa thì tre là giải pháp tuyệt vời.

Nhựa tái chế

Nhựa tái chế đang là lựa chọn của rất nhiều nhà nghiên cứu nhằm tạo ra bê tông “thân thiện” với môi trường hơn. Việc sử dụng nhựa tái chế làm nguyên liệu chế tạo ra bê tông có rất nhiều lợi ích. Tiêu biểu nhất là giảm lượng phát thải khí nhà kính, đồng thời cung cấp ứng dụng mới cho xử lý chất thải gây nguy hại đến môi trường. Một lượng nựa và rác rất lớn sẽ được tận dụng để tạo ra vật liệu xây dựng.

Gỗ

Dù xã hội có hiện đại đến đâu thì gỗ vẫn là một loại vật liệu không bao giờ “lỗi mốt”. Biết cách tận dụng những ưu điểm của gỗ, bạn sẽ tạo ra những công trình vừa độc đáo vừa có tính “xanh” rất cao. Ngoài ra, gỗ không chỉ có khả năng hấp thụ CO2 mà gỗ còn không đòi hỏi các phương pháp tiêu tốn năng lượng để xử lý.

Trên đây là những vật liệu xây dựng hứa hẹn sẽ thay thế “bê tông” ở hiện tại và tương lai. Cho dù ưu thế chưa mạnh mẽ và lan rộng ở khắp các vùng miền cũng như tất cả các công trình nhưng sớm muộn cũng sẽ xảy ra.

>>> Xem thêm: Kiến trúc xanh – kết nối truyền thống và hiện đại

Kiến trúc xanh – kết nối truyền thống và hiện đại

Hiện nay, kiến trúc xanh là một trong những khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong cuộc sống nói chung và trong ngành kiến trúc nói riêng. Không chỉ mang lại những tác dụng tốt cho chính bản thân con người mà kiến trúc xanh còn mang đến nhiều những công dụng không ngờ đến việc cải “cứu nguy” cho môi trường sống của con người. Và quan trọng hơn, kiến trúc xanh là sự kết nối truyền thống và hiện đại.

Sự tương đồng của kiến trúc xanh và kiến trúc truyền thống Việt Nam

Cho dù không phải làm việc trong ngành kiến trúc nhưng bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy được kiến trúc xanh hiện nay và kiến trúc truyền thống của chúng ta có rất nhiều điểm tương đồng. Có rất nhiều bài học từ kiến trúc truyền thống được các kiến trúc sư học tập để tạo thành những công trình kiến trúc xanh nổi bật.

Thực chất, kiến trúc xanh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được áp dụng phổ biến trên thế giới. Hàng năm có rất nhiều giải thưởng được trao nhằm vinh danh những kiến trúc sư tạo ra sản phẩm đạt tiêu chí về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, sử dụng các vật liệu mới, các nguồn năng lượng mới tái tạo thân thiện với môi trường. Nói một cách dễ hiểu thì kiến trúc xanh là những công trình kiến trúc đảm bảo được mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đảm bảo điều kiện tiện nghi đầy đủ để con người sống, sinh hoạt ở trong đó nhưng lại tiêu phí nguồn năng lượng ở mức thấp, thải ra ít chất thải nhất và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Những điều kiện để hình thành và phát triển kiến trúc xanh ở Việt Nam có rất nhiều. Vì nếu xét về phương diện kiến trúc tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường thì kiến trúc truyền thống Việt Nam có thể xem như một hình mẫu lý tưởng. Từ việc chọn hướng xây dựng nhà ở, bố cục và tổ chức không gian khuôn viên đến việc lựa chọn vật liệu xây dựng, bố trí ao hồ, cây xanh… để ngôi nhà của mình phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm tạo một cuộc sống thích nghi nhất, phù hợp với tâm sinh lý của người Việt trong điều kiện kinh tế cho phép.

Biểu hiện của kiến trúc xanh ở từng vùng miền

Đặc điểm của khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa hè nắng nóng, mùa đông của miền Bắc lạnh. Còn khí hậu miền Nam thiên về nhiệt đới, nắng nóng quanh năm. Để khắc phục những ảnh hưởng của khí hậu tới việc sinh sống, ông cha ta đã nghĩ ra rất nhiều cách khắc phục khác nhau tùy theo khí hậu của từng vùng miền. Đó là việc sử dụng vật liệu, cấu trúc tường, mái chắn mưa nắng…

Nhà ở vùng Đông Bắc được xây dựng theo kiểu cổ truyền thống có tường rất dày, nhà mở ít cửa và cửa sổ thường có kích thước nhỏ. Đặc điểm của những ngôi nhà kiểu này là mùa hè mát, mùa đông ấm. Ngoài ra, người dân còn sử dụng nhà sàn để tránh ẩm mốc, tránh lũ lụt và thú dữ.

Nhà ở vùng đồng bằng Bắc Bộ được chú trọng đến hướng nhà khi xây dựng. Cùng với đó là các lại hình thức che chắn khác như trồng cây, treo mành tre, dựng các tấm phên dại… để ngăn chặn bức xạ mặt trời vào mùa hề, che chắn gió vào mùa đông.

Nhà ở miền Trung hay ở đồng bằng sông Cửu Long thì lại có nhiều điểm khác. Khí hậu ở những vùng này mang nhiều đặc trưng của nhiệt đới nên lượng bức xạ mặt trời lớn. Một năm chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Chính vì vậy, ngôi nhà khi được xây dựng thường có tường mỏng, vách đan bằng tre, nứa, gỗ hay bằng đất trộn rơm trát lên khung tre. Đặc điểm của kiểu xây dựng này là vào buổi trưa thường bị bức xạ mặt trời xâm nhập dễ dàng nhưng lúc xế chiều nó lại tạo điều kiện cho khí nóng thoát ra khỏi nhà một cách nhanh chóng, làm cho ngôi nhà chóng mát hơn.

Có gì trong không gian kiến trúc xanh hiện đại?

Điều dễ nhận thấy nhất là không gian thoáng đãng, tự nhiên. Bạn sẽ được tận hưởng cảm giác hòa nhập vào thiên nhiên. Không gian kiến trúc xanh không những mang đến sự mới mẻ mà còn mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người.

Trong không gian xanh đó, bạn có thể tha hồ làm những việc mình thích. Tổ chức nhiều hình thức giải trí khác nhau. Không những thế, nếu giải trí trong một không gian trong lành, hiệu quả mang lại của các hình thức giải trí còn ở mức cao nhất.

Ví dụ như hát karaoke. Hiện nay, hầu như các gia đình đều có xu hướng sắm một dàn karaoke gia đình để phục vụ việc giải trí ngay tại nhà mà không cần phải tới các phòng hát kinh doanh với rất nhiều nguy hại đến sức khỏe có thể xảy ra.

Hơn thế, việc đầu tư một dàn karaoke gia đình cũng không mất số tiền quá lớn. Các gia đình hiện đại đều có thể chủ động được. Vì một dàn karaoke gia đình chỉ có các thiết bị cơ bản như đầu karaoke, loa karaoke, amply, cục đẩy. micro karaoke. Giá của từng thiết bị được chia thành nhiều mức với nhiều thương hiệu khác nhau. Chính vì vậy mà bạn luôn chọn lựa được một bộ dàn karaoke phù hợp với điều kiện của mình. Ngoài ra, bạn còn có thể chọn các bộ dàn karaoke được phối ghép sẵn nếu như không hiểu về thiết bị âm thanh cũng như cách phối ghép chúng.

Đặc điểm của kiến trúc xanh hiện đại

So với kiến trúc truyền thống Việt Nam thì kiến trúc hiện đại có một số điểm phát triển hơn. Đó là việc có quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng, chọn hướng công trình hợp lý. Bảo vệ hệ thống sinh thái, giảm bớt tác hại đến môi trường, đáp ứng yêu cầu tối đa chiếu sáng và thông gió tự nhiên.

Vật liệu được sử dụng là những vật liệu trong tự nhiên, đặc biệt là các vật liệu xây dựng địa phương truyền thống. Kèm theo đó là việc tái sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng tối đa. Hạn chế việc sử dụng các phương tiện, kỹ thuật tiêu tốn năng lượng.

Ưu tiên tối đa cho việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng tự nhiên, bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt.

Giảm thải chất thải, khí, nước thải.

Đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

Sử dụng cây xanh mặt nước như là một số nhân tố tạo cảnh quan môi trường, làm sạch không khí. Bố trí cây xanh ở những nơi có thể, biến vỏ bao che (tường mái nhà) thành không gian xanh. Mở rộng diện tích mặt nước.

Phát huy các giá trị văn hoá kiến trúc truyền thống và đương đại.

Giải pháp quản lý tốt, đảm bảo hiệu quả kinh tế và môi trường cảnh quan.

Kiến trúc xanh không những mang lại lợi ích kinh tế, môi trường, sức khoẻ cho người dân mà cũng đóng góp tích cực làm giảm sự biến đổi khí hậu. Có thể thấy rằng kiến trúc xanh là một hướng đi đúng đắn, gợi mở tương lai hết sức sáng sủa và rất phù hợp với các nước thuộc khu vực nhiệt đới với nền kinh tế đang phát triển như nước ta.

Bạn có đồng ý với ý kiến này không? Hãy chia sẻ cho Hautegreen.com biết suy nghĩ của bạn nhé!