Kiến trúc xanh – kết nối truyền thống và hiện đại

Hiện nay, kiến trúc xanh là một trong những khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong cuộc sống nói chung và trong ngành kiến trúc nói riêng. Không chỉ mang lại những tác dụng tốt cho chính bản thân con người mà kiến trúc xanh còn mang đến nhiều những công dụng không ngờ đến việc cải “cứu nguy” cho môi trường sống của con người. Và quan trọng hơn, kiến trúc xanh là sự kết nối truyền thống và hiện đại.

Sự tương đồng của kiến trúc xanh và kiến trúc truyền thống Việt Nam

Cho dù không phải làm việc trong ngành kiến trúc nhưng bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy được kiến trúc xanh hiện nay và kiến trúc truyền thống của chúng ta có rất nhiều điểm tương đồng. Có rất nhiều bài học từ kiến trúc truyền thống được các kiến trúc sư học tập để tạo thành những công trình kiến trúc xanh nổi bật.

Thực chất, kiến trúc xanh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được áp dụng phổ biến trên thế giới. Hàng năm có rất nhiều giải thưởng được trao nhằm vinh danh những kiến trúc sư tạo ra sản phẩm đạt tiêu chí về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, sử dụng các vật liệu mới, các nguồn năng lượng mới tái tạo thân thiện với môi trường. Nói một cách dễ hiểu thì kiến trúc xanh là những công trình kiến trúc đảm bảo được mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đảm bảo điều kiện tiện nghi đầy đủ để con người sống, sinh hoạt ở trong đó nhưng lại tiêu phí nguồn năng lượng ở mức thấp, thải ra ít chất thải nhất và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Những điều kiện để hình thành và phát triển kiến trúc xanh ở Việt Nam có rất nhiều. Vì nếu xét về phương diện kiến trúc tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường thì kiến trúc truyền thống Việt Nam có thể xem như một hình mẫu lý tưởng. Từ việc chọn hướng xây dựng nhà ở, bố cục và tổ chức không gian khuôn viên đến việc lựa chọn vật liệu xây dựng, bố trí ao hồ, cây xanh… để ngôi nhà của mình phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm tạo một cuộc sống thích nghi nhất, phù hợp với tâm sinh lý của người Việt trong điều kiện kinh tế cho phép.

Biểu hiện của kiến trúc xanh ở từng vùng miền

Đặc điểm của khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa hè nắng nóng, mùa đông của miền Bắc lạnh. Còn khí hậu miền Nam thiên về nhiệt đới, nắng nóng quanh năm. Để khắc phục những ảnh hưởng của khí hậu tới việc sinh sống, ông cha ta đã nghĩ ra rất nhiều cách khắc phục khác nhau tùy theo khí hậu của từng vùng miền. Đó là việc sử dụng vật liệu, cấu trúc tường, mái chắn mưa nắng…

Nhà ở vùng Đông Bắc được xây dựng theo kiểu cổ truyền thống có tường rất dày, nhà mở ít cửa và cửa sổ thường có kích thước nhỏ. Đặc điểm của những ngôi nhà kiểu này là mùa hè mát, mùa đông ấm. Ngoài ra, người dân còn sử dụng nhà sàn để tránh ẩm mốc, tránh lũ lụt và thú dữ.

Nhà ở vùng đồng bằng Bắc Bộ được chú trọng đến hướng nhà khi xây dựng. Cùng với đó là các lại hình thức che chắn khác như trồng cây, treo mành tre, dựng các tấm phên dại… để ngăn chặn bức xạ mặt trời vào mùa hề, che chắn gió vào mùa đông.

Nhà ở miền Trung hay ở đồng bằng sông Cửu Long thì lại có nhiều điểm khác. Khí hậu ở những vùng này mang nhiều đặc trưng của nhiệt đới nên lượng bức xạ mặt trời lớn. Một năm chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Chính vì vậy, ngôi nhà khi được xây dựng thường có tường mỏng, vách đan bằng tre, nứa, gỗ hay bằng đất trộn rơm trát lên khung tre. Đặc điểm của kiểu xây dựng này là vào buổi trưa thường bị bức xạ mặt trời xâm nhập dễ dàng nhưng lúc xế chiều nó lại tạo điều kiện cho khí nóng thoát ra khỏi nhà một cách nhanh chóng, làm cho ngôi nhà chóng mát hơn.

Có gì trong không gian kiến trúc xanh hiện đại?

Điều dễ nhận thấy nhất là không gian thoáng đãng, tự nhiên. Bạn sẽ được tận hưởng cảm giác hòa nhập vào thiên nhiên. Không gian kiến trúc xanh không những mang đến sự mới mẻ mà còn mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người.

Trong không gian xanh đó, bạn có thể tha hồ làm những việc mình thích. Tổ chức nhiều hình thức giải trí khác nhau. Không những thế, nếu giải trí trong một không gian trong lành, hiệu quả mang lại của các hình thức giải trí còn ở mức cao nhất.

Ví dụ như hát karaoke. Hiện nay, hầu như các gia đình đều có xu hướng sắm một dàn karaoke gia đình để phục vụ việc giải trí ngay tại nhà mà không cần phải tới các phòng hát kinh doanh với rất nhiều nguy hại đến sức khỏe có thể xảy ra.

Hơn thế, việc đầu tư một dàn karaoke gia đình cũng không mất số tiền quá lớn. Các gia đình hiện đại đều có thể chủ động được. Vì một dàn karaoke gia đình chỉ có các thiết bị cơ bản như đầu karaoke, loa karaoke, amply, cục đẩy. micro karaoke. Giá của từng thiết bị được chia thành nhiều mức với nhiều thương hiệu khác nhau. Chính vì vậy mà bạn luôn chọn lựa được một bộ dàn karaoke phù hợp với điều kiện của mình. Ngoài ra, bạn còn có thể chọn các bộ dàn karaoke được phối ghép sẵn nếu như không hiểu về thiết bị âm thanh cũng như cách phối ghép chúng.

Đặc điểm của kiến trúc xanh hiện đại

So với kiến trúc truyền thống Việt Nam thì kiến trúc hiện đại có một số điểm phát triển hơn. Đó là việc có quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng, chọn hướng công trình hợp lý. Bảo vệ hệ thống sinh thái, giảm bớt tác hại đến môi trường, đáp ứng yêu cầu tối đa chiếu sáng và thông gió tự nhiên.

Vật liệu được sử dụng là những vật liệu trong tự nhiên, đặc biệt là các vật liệu xây dựng địa phương truyền thống. Kèm theo đó là việc tái sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng tối đa. Hạn chế việc sử dụng các phương tiện, kỹ thuật tiêu tốn năng lượng.

Ưu tiên tối đa cho việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng tự nhiên, bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt.

Giảm thải chất thải, khí, nước thải.

Đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

Sử dụng cây xanh mặt nước như là một số nhân tố tạo cảnh quan môi trường, làm sạch không khí. Bố trí cây xanh ở những nơi có thể, biến vỏ bao che (tường mái nhà) thành không gian xanh. Mở rộng diện tích mặt nước.

Phát huy các giá trị văn hoá kiến trúc truyền thống và đương đại.

Giải pháp quản lý tốt, đảm bảo hiệu quả kinh tế và môi trường cảnh quan.

Kiến trúc xanh không những mang lại lợi ích kinh tế, môi trường, sức khoẻ cho người dân mà cũng đóng góp tích cực làm giảm sự biến đổi khí hậu. Có thể thấy rằng kiến trúc xanh là một hướng đi đúng đắn, gợi mở tương lai hết sức sáng sủa và rất phù hợp với các nước thuộc khu vực nhiệt đới với nền kinh tế đang phát triển như nước ta.

Bạn có đồng ý với ý kiến này không? Hãy chia sẻ cho Hautegreen.com biết suy nghĩ của bạn nhé!

Những công trình kiến trúc xanh nổi tiếng của thế giới

Kiến trúc xanh là một trong những xu thế phổ biến toàn thế giới hiện nay. Khi mà xã hội phát triển nhưng chưa đi kèm với việc bảo vệ tốt môi trường xung quanh. Đến lúc môi trường trở thành một “hiện tượng” đáng báo hiệu rồi thì mới bắt đầu nhận được sự quan tâm của rất nhiều quốc gia. Đây cũng là nguyên nhân ra đời của những công trình kiến trúc xanh nổi tiếng thế giới. Hãy cùng khám phá những công trình này với Hautegreen.com để xem chúng có gì đặc biệt nhé!

Ở những bài viết trước, Hautegreen.com đã nói nhiều tới tác dụng của không gian xanh với những tác dụng tốt cho sức khỏe. Không gian xanh có thể nằm ở việc thiết kế bằng những vật liệu xanh, tận dụng được nguồn năng lượng tự nhiên… Bên cạnh không gian xanh, bạn có thể kết hợp các hình thức giải trí xanh để kết quả mong muốn có được một cuộc sống lành mạnh hơn. Hát karaoke là hình thức giải trí xanh mà chúng tôi đã gợi ý. Hát karaoke trong một không gian xanh sẽ còn tuyệt vời hơn. Những tác dụng tốt của việc hát karaoke sẽ được phát huy hiệu quả nhất.Trong không gian xanh, hoạt động của các thiết bị cũng tốt hơn. Ví dụ như micro karaoke sẽ bắt âm tốt hơn, giảm được lượng tạp âm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của thiết bị. Khi tín hiệu âm thanh của người hát đi vào có chất lượng tốt thì việc xử lý âm thanh của amply, của loa karaoke sẽ tốt hơn nhiều. Và đương nhiên, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi hát, có được những giây phút giải trí vui vẻ, trọn vẹn hơn nhiều. Dưới đây là những công trình kiến trúc xanh nổi tiếng thế giới để bạn tham khảo tìm hiểu. Chắc chắn sẽ là những thông tin thú vị đấy!

Sảnh Quadracci

Là công trình kiến trúc xanh đầu tiên mà chúng tôi muốn nói tới. Sảnh Quadracci tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật Milwaukee (Mỹ) có thiết kế đặc biệt. Nó được xây dựng với hình cánh chim khổng lồ màu trắng. Nó có thể mở ra và đóng lại để che cho cao ốc khỏi bị nắng nóng. Đây là tác phẩm của kiến trúc sư Tây Ban Nha Santiago Calatrava được hoàn tất năm 2001.

Sảnh Quadracci là một công trình kiến trúc rộng 43.297 m2, bao gồm phòng khách, thính phòng, quán cà phê, cửa hàng, bãi đậu xe và 3.048 m2 khoảng không gian linh hoạt dành cho các cuộc triển lãm. Đặc điểm của công trình này là thiết kế hướng sáng. Cho nên sẽ giảm bớt được lượng điện năng dành cho chiếu sáng.

Dự án Eden

Eden là dự án tọa lạc tại Cornwall (Anh) của Eden Trust, một tổ chức giáo dục từ thiện. Một trong những điểm đặc biệt của dự án là được bao phủ bằng mái vòm làm từ ETFE (Ethylene Tetra Fluoro Ethylene, một loại nhựa chống ăn mòn cao), có thể bơm lên hay cho xì hơi để điều chỉnh mức độ cách ly phù hợp với nhiệt độ bên ngoài.

Bao quanh mái vòm là hệ thống cây xanh, mang lại nguồn không khí trong lành, mát mẻ cho không gian xung quanh.

Trụ sở Cảng Portland

Cao ốc mới xây để làm trụ sở của cảng sân bay quốc tế Portland (Mỹ) đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ tài nguyên như tiết kiệm năng lượng, dùng vật liệu tái chế, có thể phục hồi và sử dụng hữu hiệu nguồn nước. Bên cạnh đó, một điều đáng lưu ý là nước thải từ cảng sẽ đi thẳng ra hệ thống Máy Sinh hoạt (Living Machine), được lọc lại để dội toilet, sưởi ấm và giải nhiệt cho cao ốc.

Không chỉ là vật liệu mà còn cả một hệ thống xanh, thân thiện với môi trường. Nếu đang muốn tham quan một hệ thống kiến trúc xanh thì đây chính là một gợi ý. Hoặc nếu như bạn muốn thiết kế những công trình xanh thì đây chính là một gợi ý hay ho.

>>> Có thể bạn cần: Tác dụng của không gian xanh với sức khỏe của con người

Văn phòng của SAP America

Hãng dịch vụ và ứng dụng giải pháp phần mềm kinh doanh SAP (Đức) có chi nhánh ở bang Pennsylvania (Mỹ) mang tên SAP America. Khu vực cao ốc văn phòng của chi nhánh sử dụng hệ thống phân phối không khí ở dưới sàn để tiết kiệm năng lượng. Hệ thống chiếu sáng được điều khiển bằng các cảm biến đo ánh sáng ban ngày để giảm bớt độ sáng của đèn, nâng hay hạ mành cửa sổ tùy vào độ sáng của nắng. Bức tường bên ngoài được gắn kiếng nhiều gấp 3 lần nhằm cách nhiệt và giảm sự xâm nhập của tia cực tím. R128

Triple Zero là tiêu chuẩn do kiến trúc sư người Đức Werner Sobek phát triển để đưa ra tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đối với các cao ốc. Werner Sobek có một căn nhà tại Stuttgart (Đức) mang tên R128. Căn nhà này có thể dễ dàng được tháo rời và tái chế hoàn toàn. Dự án R128 là một ví dụ rõ ràng về các tiêu chuẩn Triple Zero.

Văn phòng The New York Times

Trụ sở của báo The New York Times đặt tại New York, Mỹ. Nó được bao bọc trong bóng râm và có thể điều chỉnh cho phù hợp với sự di chuyển của mặt trời và điều kiện thời tiết.

Trường Chartwell

Tọa lạc tại bang California (Mỹ), trường Chartwell chuyên dạy cho trẻ em các kỹ năng ngôn ngữ. Để sử dụng hữu hiệu các nguồn năng lượng, trường Chartwell đã thiết kế hệ thống bể có sức chứa 34.020 lít để thu thập nước mưa, làm ngưng tụ sương mù nhằm sử dụng cho các hoạt động giáo dục, tưới tiêu và dội toilet.

Nhà kính Công nương xứ Wales

Năm 1982, nhà kính này được khánh thành để thay thế 26 cao ốc nhỏ bị hư hại. Ban đầu, nó có tên gọi là Công nương Augusta, theo tên người sáng lập vườn thực vật Kew ở Anh. Năm 1987, nhà kính được đổi tên sau khi công nương Diana của xứ Wales đến dự lễ khánh thành.

Đây là nhà kính phức tạp nhất ở Kew, sử dụng 10 máy tính kiểm soát các khu vực khí hậu dưới một mái nhà. Một trong hai khu vực khí hậu chính là “nhiệt đới khô” đại diện cho những vùng ấm, nóng và khô cằn trên thế giới. “Vùng nhiệt đới ẩm ướt” đại diện cho các nơi có độ ẩm cao với các loại thực vật, hệ sinh thái rừng nhiệt đới và đầm lầy ngập mặn. Đây là tác phẩm của kiến trúc sư Gordon Wilson, sử dụng năng lượng hiệu quả và dễ bảo trì.

Viện Bảo tàng Quai Branly

Quai Branly tọa lạc tại thủ đô của Pháp và nằm gần tháp Eiffel. Đây là nơitrưng bày nghệ thuật, văn hóa và các nền văn minh của châu Phi, Á, Mỹ và châu Đại Dương. Điểm ấn tượng của bảo tàng này là có những khu vườn dọc bao phủ bên ngoài. Cây cối phát triển không cần đất trồng và được thiết kế nhằm cải thiện chất lượng không khí và giảm bớt việc sử dụng năng lượng.

Trên đây là những công trình kiến trúc xanh nổi tiếng thế giới, những công trình có hàng nghìn người đến thăm hàng ngày. Đó là nguồn tài liệu quý cho các nhà thiết kế học tập và ứng dụng vào đời sống, vào các thiết kế xanh của mình.

>>> Xem thêm: Cách giảm áp lực tinh thần hiệu quả nhất