Võ Trọng Nghĩa – Kỹ sư tài năng và lập dị của Việt Nam

Được biết đến với vai trò là một kiến trúc sư đầu ngành, Võ Trọng Nghĩa để lại cho cả người trong giới và ngoài giới ấn tượng về một con người tài năng nhưng lập dị.

Một kỹ sư tài năng

Võ Trọng Nghĩa có thể coi là kiến trúc sư đầu tiên khai mở lĩnh vực kiến trúc xanh cho ngành kiến trúc trong nước. Đưa nền kiến trúc của nước ta tiếp cận với thế giới.

Nói về Võ Trong Nghĩa, anh sinh năm 1976 là con út trong một gia đình có 7 chị m ở xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Sinh ra ở một mảnh đất khắc nghiệt, ngôi trường của Nghĩa năm nào cũng bị đổ bởi gió bão, phải dựng lại nên cậu và bạn bè luôn được “nghỉ thoải mái”.

Có thể đây là nguồn cơn để Võ Trọng Nghĩa ấp ủ ước mơ trở thành kiến trúc sư. Đến khi thi đại học, anh đỗ 3 trường nhưng ngôi trường mà anh lựa chọn là Đại học Kiến Trúc Hà Nội chứ không phải là Bách Khoa hay Xây Dựng. Cũng chính ngôi trường này đã mang đến cho chúng ta một vị kiến trúc sư đầy tài năng.

Năm 1996, Võ Trọng Nghĩa được nhận học bổng của chính phủ Nhật Bản, theo học khoa Kiến Trúc của Học viện Kỹ thuật Nagoya. Anh tốt nghiệp thủ khoa năm 2002. Không những thế, tài năng của anh còn được thể hiện thông qua công trình thiết kế nhà ở đoạt giải thưởng lớn của một tập đoàn Nhật Bản.

Chưa dừng lại ở đây, Võ Trọng Nghĩa tiếp tục con đường học tập bằng việc học tiếp thạc sĩ ở Đại học Tokyo. Tại đây, với đề tài nghiên cứu là khí động học, gió và nước, anh đã tạo được nền tảng vững chắc cho thành công sau này của mình.

Võ Trọng Nghĩa tốt nghiệp bằng thạc sĩ hạng ưu của Đại học Tokyo năm 2004. Sau đó, anh tiếp tục làm tiến sĩ và đoạt giải thưởng xuất sắc cho nghiên cứu ở luận án tiến sĩ của mình. Tuy nhiên, khi việc học vẫn còn dang dở, Võ Trọng Nghĩa trở về nước khi nghe theo lời khuyên của thầy giáo, là giáo sư Hiroshi Naito: “Ta đào tạo con để con làm kiến trúc sư giỏi chứ không phải để nghiên cứu”. Và thầy muốn anh đi về để “học thất bại” còn hơn là “thành công mãi”. Anh trở về nước và bắt tay vào lập nghiệp khi 30 tuổi.

Về nước năm 2007, anh giành được giải thưởng với công trình Café Gió và Nước tại Bình Dương. Đây là công trình ứng dụng nguyên tắc khí động học tiêu biểu, sử dụng năng lượng gió và khả năng làm mát của nước để tạo ra những chiếc máy điều hòa tự nhiên. Công trình này cũng mang về cho anh huy chương vàng ở Giải thưởng Hội Kiến trúc sư châu Á.

Một kiến trúc sư “lập dị”

Thành công với huy chương vàng ở Giải thưởng của Hội Kiến trúc sư châu Á không mang lại sự thành công trong công việc kinh doanh. Võ Trọng Nghĩa liên tục gặp thất bại giống như lời thầy của mình. Đó là về để “học thất bại”.

Khi gặp thất bại triền miên trong sự nghiệp, anh bị stress nhiều năm và phải tìm đến thiền để giải tỏa bớt căng thẳng, áp lực cho bản thân.

Nhưng cũng nhờ thiền mà anh nhận ra được chân lý cho cuộc sống của mình. Đó là kiên nhẫn, sự tĩnh lặng trong tâm hồn và sống theo quy luật tự nhiên. Nhờ được giải tỏa bớt áp lực, Võ Trọng Nghĩa lấy lại được sự thành công trong kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, anh lại sùng bái thiền một cách hơi “thái quá”. Có những yêu cầu bắt buộc ở công ty của anh khiến nhiều người phải ngạc nhiên.  Có thể kể đến như: nếu làm việc ở công ty của anh thì phải qua một khóa thiền 10 ngày, mỗi ngày phải thiền ít nhất 10 tiếng và 1 tiếng nghe phát thoại. Trong thời gian đó, người học không được dùng điện thoại, không nhắn tin, không dùng máy tính và bắt buộc phải ăn chay. Thậm chí, mỗi nhân viên đến công ty làm việc mỗi ngày đều phải dành ra 2 tiếng để ngồi thiền vào buổi sáng và buổi chiều.

Sự sùng bái thiền của Võ Trọng Nghĩa có lúc còn hơi cực đoan. Nó được thể hiện ở việc có những thời gian công ty cần người giỏi nhưng chính anh lại là người cho họ nghỉ việc vì không đi thiền hàng ngày, kể cả họ là những người giỏi chuyên môn.

Tuy nhiên, đây chỉ là cái nhìn của người ngoài cuộc với việc thiền của Võ Trọng Nghĩa. Bởi những nhân viên gắn bó với anh họ thường tự nguyện thiền và cảm thấy mình đang “được thiền” chứ không phải là “phải thiền”. Và hiệu quả công việc từ hoạt động này là vô cùng lớn.

Một kiến trúc sư tài ba, một con người hướng thiện, hướng đến những thứ tĩnh lặng, những góc khuất ẩn sâu trong tâm hồn. Rất đáng để chúng ta khâm phục.

>>> Xem thêm: Những vật liệu hứa hẹn “thay thế” bê tông

Những vật liệu xây dựng hứa hẹn “thay thế” bê tông

Bê tông là một trong những loại vật liệu quan trọng và phổ biến trong ngành xây dựng. Từ trước đến nay, bê tông luôn chiếm ưu thế hàng đầu khi thi công các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, với kiến trúc xanh, bê tông lại không phải là loại vật liệu hàng đầu mà còn có thể bị thay thế bởi những loại vật liệu xây dựng được nhắc tới dưới đây.

Vật liệu xanh lên ngôi như một lẽ tất yếu để góp phần tạo ra môi trường xanh. Những nguyên liệu, vật liệu quen thuộc với cuộc sống của chúng ta trước đây lại trở nên “thân thiện” hơn bao giờ hết. Không những thế, tính ứng dụng của chúng lại rất cao nên hoàn toàn có thể hứa hẹn “thay thế” bê tông trong xây dựng.

Kiện rơm

Rơm là thứ không còn xa lạ gì với những người dân ở nông thôn. Trước đây, chúng ta thường dùng rơm để lợp mái nhà nhưng do tuổi thọ không cao nên ngói đã được thay thế.

Trong kiến trúc xanh, rơm không phải được dùng để làm mái che mà được sử dụng để tạo nên những bức tường. Các kiện rơm được xếp trong các khung kim loại. Vật liệu này có thể thay thế bê tông, gỗ,thạch cao, sợi thủy tinh hay đá.

Khi thiết kế phòng hát karaoke hiện đại, kiện rơm đang được ứng dụng. Vừa để thân thiện với môi trường vừa để cách âm tốt hơn. Kiện rơm hoàn toàn có thể thay thế các vật liệu được sử dụng để làm hệ thống tiêu âm của phòng hát. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh karaoke thì đây chính là một gợi ý.

Dùng kiện rơm để làm hệ thống tiêu âm không chỉ nhằm phục vụ mục đích kinh doanh mà còn có thể gây được ấn tượng với khách hàng. Ngoài việc ấn tượng với dàn karaoke kinh doanh, khách hàng sẽ có thêm ấn tượng về những phòng hát thân thiện với môi trường.

Bê tông thực vật

Phương pháp đổ bê tông cho mặt sàn, lối đi, vỉa hè, đường cho ô tô, cho phép cỏ hay thực vật phát triển trên bề mặt. Phương pháp này cung cấp lợi ích trong việc giảm sử dụng bê tông, cải thiện khả năng hấp thụ nước và thoát nước.

Dễ hiểu hơn, thay vì đổ bê tông toàn bộ lên bề mặt công trình, chúng ta tạo ra những khoảng trống mà thực vật có khả năng sinh trưởng và phát triển được. Đây cũng sẽ là những yếu tố tạo nên sự đặc biệt của những công trình kiến trúc.

Đất nện

Đất nện đã được sử dụng trong xây dựng trong hàng ngàn năm qua và sẽ được tiếp tục sử dụng lâu dài. Trước đây, đất nện được sử dụng trong xây dựng bằng cách dùng các thanh cốt thép hoặc tre. Hiện nay, các kiến trúc sư cùng dùng đất nện nhưng dùng theo phương pháp hiện đại, an toàn hơn.

Hempcrete

Hempcrete là một loại vật liệu xây dựng nhẹ, có hình dạng như một khối than, được chế tạo bằng cách trộn sợi gai dầu vào vôi. Mặc dù vật liệu này có cấu trúc thiếu ổn định nhưng lại cung cấp khả năng linh hoạt và cách nhiệt tự nhiên. Vật liệu siêu nhẹ này có thể giúp giảm đáng kể năng lượng vận chuyển.

Tre

Từ trước tới nay, tre luôn là một loại vật liệu xây dựng đầy hứa hẹn cho các công trình hiện đại. Tính ứng dụng của tre rất cao. Không những thế, nó còn là sự kết hợp của độ bền và trọng lượng nhẹ. Tre hoàn toàn có thể thay thế cho bê tông cốt thép mà vẫn đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình. Ở những nơi giao thông khó khăn, cần tái thiết sau thảm họa thì tre là giải pháp tuyệt vời.

Nhựa tái chế

Nhựa tái chế đang là lựa chọn của rất nhiều nhà nghiên cứu nhằm tạo ra bê tông “thân thiện” với môi trường hơn. Việc sử dụng nhựa tái chế làm nguyên liệu chế tạo ra bê tông có rất nhiều lợi ích. Tiêu biểu nhất là giảm lượng phát thải khí nhà kính, đồng thời cung cấp ứng dụng mới cho xử lý chất thải gây nguy hại đến môi trường. Một lượng nựa và rác rất lớn sẽ được tận dụng để tạo ra vật liệu xây dựng.

Gỗ

Dù xã hội có hiện đại đến đâu thì gỗ vẫn là một loại vật liệu không bao giờ “lỗi mốt”. Biết cách tận dụng những ưu điểm của gỗ, bạn sẽ tạo ra những công trình vừa độc đáo vừa có tính “xanh” rất cao. Ngoài ra, gỗ không chỉ có khả năng hấp thụ CO2 mà gỗ còn không đòi hỏi các phương pháp tiêu tốn năng lượng để xử lý.

Trên đây là những vật liệu xây dựng hứa hẹn sẽ thay thế “bê tông” ở hiện tại và tương lai. Cho dù ưu thế chưa mạnh mẽ và lan rộng ở khắp các vùng miền cũng như tất cả các công trình nhưng sớm muộn cũng sẽ xảy ra.

>>> Xem thêm: Kiến trúc xanh – kết nối truyền thống và hiện đại